Trung Tâm Pháp Luật Nhà Đất - Trung Tâm Nhà Đất Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam

https://phapluatnhadat.com


Đất tranh chấp có được cấp sổ đỏ?

Câu hỏi: Hiện tượng tranh chấp đất đai xảy ra khá phổ biến. Vậy khi đất đang có tranh chấp có được cấp sổ đỏ không?

Trả lời:

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Như vậy, sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ "sổ đỏ" thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

Đất đang có tranh chấp có được cấp sổ đỏ không?

Tại Điều 101 Luật đất đai 2013 được hướng dẫn tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP; được sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 101: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình; cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về về quyền sử dụng đất

1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này; có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; nuôi trồng thủy sản; làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định; không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3.Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

Theo đó, đối với mảnh đất được cấp sổ đỏ thì phải thỏa mãn điều kiện:

– Mảnh đất đó đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai.

– Nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, khi đất đang có tranh chấp thì sẽ không được cấp sổ đỏ. Vậy để được cấp sổ đỏ trong trường hợp này, phải làm thế nào?

Đầu tiên, cần giải quyết vấn đề đang xảy ra tranh chấp bằng cách thức hòa giải. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Thứ nhất: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; đối với trường hợp này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định.

Thứ hai: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Sau khi tranh chấp đất đai được giải quyết thì xin cấp sổ đỏ hoặc thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất sau giải quyết tranh chấp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây