Đất dưới hành lang điện thì được bồi thường như thế nào ?
- Thứ sáu - 21/04/2017 09:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hiện dự án Mở rộng đường Quốc lộ đi qua phần đất của Gia đình tôi và một số hộ khác. Phương án bồi thường của Thành phố là không tính giá đất dưới hành lang đường điện với lý do được cán bội GPMB thông báo "đất dưới đường điện theo luật đất đai năm 1993 là đất của Nhà nước
Trong khi đó, về nguồn gốc đất tất cả các hộ đều do ông cha khai phá từ những năm 1950 đến 1958. Đến năm 1963, 1964 đường điện mới đi qua. Khi đó chưa bồi thường hỗ trợ lần nào cho dân. Cách đây 8-9 năm đường điện đã ngừng hoạt động chỉ còn là đường dây điện trên không không có điện. Nhưng không hiểu lý do gì mà thành phố chưa thao dỡ. Nay dự án đi qua Không bồi thường, hỗ trợ dân phần nhà và đất nằm trong hành lang đường điện có đúng không? (Các hộ đều đủ điều kiện làm sổ đỏ nhưng không làm được vì Cán bộ địa chính Phường nói "đất đang trong Quy hoạch", các hộ đều có chứng từ nộp thuế hàng năm cả phần dưới hành lang đường điện, bản đồ địa chính phường đều ghi rõ ranh giới từng hộ). Thành phố có chủ trương khi GPMB xong sẽ tháo dỡ đường điện để phục vụ làm đường. Vậy phần đất còn lại của chúng tôi dưới hành lang đường điện (diện tích >60m2, chiều rộng >5m) có được nhập vào cùng với phần đất ngoài hành lang đường điện để làm sổ đỏ không?
Mức thuế cuả phần đất đóng góp như thế nào?
Trong khi đó, về nguồn gốc đất tất cả các hộ đều do ông cha khai phá từ những năm 1950 đến 1958. Đến năm 1963, 1964 đường điện mới đi qua. Khi đó chưa bồi thường hỗ trợ lần nào cho dân. Cách đây 8-9 năm đường điện đã ngừng hoạt động chỉ còn là đường dây điện trên không không có điện. Nhưng không hiểu lý do gì mà thành phố chưa thao dỡ. Nay dự án đi qua Không bồi thường, hỗ trợ dân phần nhà và đất nằm trong hành lang đường điện có đúng không? (Các hộ đều đủ điều kiện làm sổ đỏ nhưng không làm được vì Cán bộ địa chính Phường nói "đất đang trong Quy hoạch", các hộ đều có chứng từ nộp thuế hàng năm cả phần dưới hành lang đường điện, bản đồ địa chính phường đều ghi rõ ranh giới từng hộ). Thành phố có chủ trương khi GPMB xong sẽ tháo dỡ đường điện để phục vụ làm đường. Vậy phần đất còn lại của chúng tôi dưới hành lang đường điện (diện tích >60m2, chiều rộng >5m) có được nhập vào cùng với phần đất ngoài hành lang đường điện để làm sổ đỏ không?
Mức thuế cuả phần đất đóng góp như thế nào?
Thứ nhất là đất nằm dưới hành lang đường điện khi Nhà nước thu hồi có được bồi thường không?
Theo Luật đất đai 2013:
Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; …
…..”
Trường hợp này nếu các hộ dân không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng có đủ điều kiện để được cấp thì thuộc diện được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất. Điều kiện ở đây là các hộ dân đều có giấy tờ thu thuế hàng năm và sổ địa chính của phường xác định ranh giới rõ ràng, là đất lâu đời không có tranh chấp).
Theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và an toàn điện
Điều 13. Điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV
“Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp.
3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp
4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.
5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.”
Điều 13 Nghị định trên quy định các tiêu chí xây dựng nhà dưới hành lang điện có điện áp đến 220kV. Tuy nhiên trường hợp này đã 8, 9 năm mà đường dây điện trên không còn hoạt động, do đó về nguyên tắc các hộ dân hoàn toàn có quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Ngoài ra, trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần theo quy định tại Điều 18 của Nghị định trên.
Như vậy, nếu phần đất nằm dưới đường điện nằm trong quy hoạch thì các hộ tuy không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất nhưng được bồi thường khi thu hồi đất.
Thứ hai là mức thuế của phần đất đóng góp theo chúng tôi hiểu là mức thuế của phần đất dưới hành lang đường điện vẫn xác định như mức thuế đất thông thường mà các hộ đóng hàng năm.
Theo Luật đất đai 2013:
Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; …
…..”
Trường hợp này nếu các hộ dân không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng có đủ điều kiện để được cấp thì thuộc diện được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất. Điều kiện ở đây là các hộ dân đều có giấy tờ thu thuế hàng năm và sổ địa chính của phường xác định ranh giới rõ ràng, là đất lâu đời không có tranh chấp).
Theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và an toàn điện
Điều 13. Điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV
“Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp.
3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp
Điện áp |
Đến 35 kV |
110 kV |
220 kV |
Khoảng cách |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.
5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.”
Điều 13 Nghị định trên quy định các tiêu chí xây dựng nhà dưới hành lang điện có điện áp đến 220kV. Tuy nhiên trường hợp này đã 8, 9 năm mà đường dây điện trên không còn hoạt động, do đó về nguyên tắc các hộ dân hoàn toàn có quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Ngoài ra, trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần theo quy định tại Điều 18 của Nghị định trên.
Như vậy, nếu phần đất nằm dưới đường điện nằm trong quy hoạch thì các hộ tuy không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất nhưng được bồi thường khi thu hồi đất.
Thứ hai là mức thuế của phần đất đóng góp theo chúng tôi hiểu là mức thuế của phần đất dưới hành lang đường điện vẫn xác định như mức thuế đất thông thường mà các hộ đóng hàng năm.